Trải Nghiệm Các Lễ Hội Sapa Truyền Thống Dành Cho Hội “Cuồng Chân”
Những ngày cận kề đón xuân đang tới cũng là lúc mà Sapa ngập tràn sức sống hơn bao giờ hết với những lễ hội truyền thống sắp sửa diễn ra. Từ cảnh vật đến con người, đâu đâu cũng rộn ràng và náo nhiệt. Hòa mình cùng các lễ hội Sapa để có thêm góc nhìn đa chiều về nếp sống, cách tổ chức cộng đồng và văn hóa Tây Bắc cũng là điều hay ho mà hội “cuồng chân” nên thử.
>>> Xem thêm: Hải Sapa TV Và Hành Trình Mang Văn Hóa Tây Bắc Đến Gần Công Chúng
1. Lễ hội Tết cơm mới
Tương tự như Tết Nguyên của người Kinh, Tết cơm mới là lễ hội văn hóa truyền thống rất quan trọng với người dân Tây Bắc
Lễ hội Tết cơm mới hay còn được gọi với cái tên Tết Hạ Nguyên là một trong những lễ hội truyền thống vô cùng đặc biệt và không thể thiếu trong bản sắc văn hóa của người dân Tây Bắc, diễn ra trong khoảng 3 tuần trước mùa gặt lúa mới tháng Mười.
Đây được xem như đại lễ quan trọng không kém cạnh Tết Nguyên Đán của người Kinh ta. Vì vậy lễ hội Sapa Tết cơm mới cũng thường tổ chức hằng năm với mục đích cầu bình an, mong phước lành, tránh vận hạn.
2. Lễ hội xuống đồng Sapa
Đặc sắc và thú vị là những gì mà du khách có thể cảm nhận khi tham gia lễ hội Sapa xuống đồng cùng dân tộc Tày nơi đây
Lễ hội xuống đồng Sapa xuất phát từ dân tộc Tày, được tổ chức với mong cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, người người no ấm. Lễ thường được tổ chức vào đầu xuân với những thu tục khai mùa như rước đất, rước nước, dân kính thần linh. Và sau cùng là những hoạt động văn nghệ đặc sắc đậm chất dân gian. Đây sẽ là lễ hội Sapa mang đến cho bạn vô vàn góc nhìn mới hơn về văn hóa dân tộc miền sơn cước nếu có dịp trải nghiệm.
3. Lễ hội Nào Cống
Lễ hội Nào Cống được tổ chức đều đặn hằng năm để mong cầu cho những chặng đường mới thêm thuận lợi
Một trong những lễ hội Sapa truyền thống độc đáo thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến chắc chắn không thể không nhắc đến lễ hội Nào Cống của dân tộc đồng bào thiểu số vùng Tây Bắc. Lễ hội này thường diễn ra vào tháng 6 âm lịch hằng năm tại bản Tả Van. Được tổ chức nhằm cầu mong cho gia đạo bình yên kiếp kiếp, mùa màng bội thu, vật thịnh người an.
4. Lễ hội Sapa Tết nhảy
Tết nhảy là lễ hội văn hóa và cũng là những khoảnh khắc giao lưu độc đáo của người Dao Đỏ mỗi dịp Tết đến
Tết nhảy là lễ hội Sapa của người Dao Đỏ đã tồn tại tại vùng đất này đã rất nhiều thập kỷ. Mỗi dịp xuân về cũng là lúc mà 14 điệu nhảy đi cùng năm tháng lại được nô nức trỗi dậy. Họ tổ chức lễ hội Tết nhảy để xua tan tà ma, xui xẻo và mở ra một năm mới tràn đầy hy vọng.
5. Lễ hội khèn hoa và mở cổng trời Fansipan
Lễ hội khèn hoa và mở cổng trời Fansipan là hai lễ hội cực kỳ nổi tiếng với du khách của quần thể du lịch Fansipan Legend mỗi dịp năm mới.
-
Lễ hội khèn hoa được tổ chức vào mùng 3 Tết âm lịch hàng năm. Là hội thi múa khèn quy mô lớn, thu hút rất nhiều nghệ nhân chuyên nghiệp tham gia và trình diễn. Ngoài ra lễ hội này còn có chợ phiên truyền thống và hội chợ giao thương vô cùng thú vị.
Khèn hoa là lễ hội thi múa khèn thú vị được tổ chức bởi Sun World - Fansipan Legend
-
Hội xuân mở cổng trời Fansipan là sự kiện đặc biệt với mục đích tôn vinh và lan tỏa những giá trị văn hóa Phật giáo đến với Phật tử nói riêng và du khách mọi miền nói chung. Lễ hội này được tổ chức với các hoạt động niệm kinh cầu an, hành hương lên cổng trời và phát bùa bình an. Đây đều là những hoạt động mà bạn có thể tham gia và tự mình trải nghiệm cảm giác thiêng liêng đầy tự hào của người dân nơi đây.
Lễ hội mở cổng trời được tổ chức hàng năm với sự tham gia của rất nhiều Phật Tử và người dân địa phương
Các lễ hội đối với người vùng cao là tín ngưỡng, là niềm tin, là văn hóa tâm linh truyền luôn cần được gìn giữ và truyền đời. Trải nghiệm các lễ hội Sapa truyền thống là điều đã mang lại rất nhiều ấn tượng khó phai trong lòng du khách thập phương. Nếu có dịp ghé thăm Sapa thì đừng bỏ lỡ cơ hội tham gia và khám phá thêm nét đẹp bản sắc văn hóa nơi đây bạn nhé!>>> Xem thêm: Review Cầu Kính Rồng Mây Sapa - Cập Nhật Cẩm Nang Du Lịch 2024